Cuộc đua lãi suất toàn cầu ngày một nóng

Ngân hàng trung ương Canada và Phillipines gây bất ngờ lớn khi với các bước tăng lãi suất lớn.Các quốc gia "chậm chân" phải đối diện với tình trạng đồng nội tệ mất giá.Trước lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ, Fed có thể tăng lãi suất thêm 1% trong kỳ họp tới.

2022-07-15 09:50:07 - THẾ GIỚI

Cuộc đua lãi suất toàn cầu ngày một nóng

Ngân hàng trung ương Canada và Phillipines gây bất ngờ lớn khi với các bước tăng lãi suất lớn.Các quốc gia "chậm chân" phải đối diện với tình trạng đồng nội tệ mất giá.Trước lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ, Fed có thể tăng lãi suất thêm 1% trong kỳ họp tới.

Trọng Đại (Theo Bloomberg)

Nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất nhằm sớm kiểm soát tình trạng giá cả tăng phi mã trong suốt thời gian qua. 

Trong ngày 13/7, ngân hàng trung ương Canada tăng lãi suất 1%, một nước đi làm bất ngờ toàn bộ giới chuyên gia và thị trường. Cùng ngày, ngân hàng trung ương Hàn Quốc tăng lãi suất thêm 0,5% sau nhiều lần tăng 0,25% trước đó. Tại châu Đại Dương, Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng có lần thứ ba liên tiếp tăng lãi suất 0,5%. 

Sau khi Chile tăng lãi suất thêm 0,75%, tâm điểm chú ý lại đổ dồn vào khu vực Đông Nam Á với việc ngân hàng trung ương Singapore tuyên bố tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ trong sáng ngày 14/7. Ngân hàng trung ương Philippines cũng khiến không ít người bất ngờ với mức tăng lãi suất 0,75%, cao nhất trong vòng 22 năm. Ngân hàng trung ương Australia cũng được dự báo sẽ tăng mạnh lãi suất sau khi báo cáo việc làm tháng 6 tốt hơn dự báo được công bố. 

jumbo-jump96-6699-1657793268.jpg
Hơn 30 quốc gia trên thế giới có ít nhất một đợt điều chỉnh tăng lãi suất 1% từ đầu năm 2022. Ảnh: Bloomberg. 

Tại Mỹ, lạm phát tiếp tục lập đỉnh mới trong tháng 6, buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải cân nhắc tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp cuối tháng này, thậm chí với mức tăng lên tới 1%. Nhiều nhà đầu tư cho biết ngân hàng trung ương Anh cũng sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% trong kỳ họp sắp tới, cao gấp hai lần các đợt tăng trước đó sau khi nước này bất ngờ ghi nhận tăng trưởng 0,5% trong tháng 5. 

Chìm sâu trong hai thập kỷ giá cả hàng hóa tiêu dùng thấp, các ngân hàng trung ương, theo lời thừa nhận của chính họ, từng nghĩ rằng xu hướng tăng giá hàng hóa bắt đầu trong năm 2021 sẽ sớm lụi tàn. Nhưng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng vẫn dai dẳng đeo bám, và gần đây nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine, tất cả đã xóa nhòa toàn bộ hy vọng lạm sẽ sẽ sớm hạ nhiệt. 

Chỉ vài tháng trước, cuộc chạy đua lãi suất ở thời điểm hiện tại là điều các ngân hàng trung ương không thể lường trước, vì tăng lãi suất là “liều thuốc độc” đối với nền kinh tế khi gây ra tình trạng tăng trưởng chậm hoặc thậm chí là một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu trước đó rằng thất bại trong việc kéo giảm lạm phát là sai lầm lớn hơn so với việc siết chặt chính sách tiền tệ quá mức. Quan điểm được tán thành bởi ngân hàng trung ương Anh và châu Âu (ECB).

Trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương đang chạy đua lãi suất, những quốc gia “chậm chân” đang bị “trừng phạt” bằng sự xuống giá của đồng nội tệ. 

Châu Âu là một ví dụ điểm hình. Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, đồng euro ngang giá với đồng USD. Xu hướng giảm này được dự báo sẽ kéo dài trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ được dự báo sẽ tăng thêm 0,75% trong kỳ họp cuối tháng này khi quốc gia này ghi nhận lạm phát cao nhất hơn 40 năm 9,1% trong tháng 6 vừa qua. 

Đồng euro phục hồi phần nào sau khi người phát ngôn ECB phát biểu cơ quan này đang tập trung đánh giá những tác động của tỷ giá hối đoái tới lạm phát. Sự việc lên là một ví dụ minh họa cho áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, khởi nguồn của hiện tượng “chiến tranh tiền tệ đảo ngược” như nhiều người vẫn gọi. 

Đứng ngoài cuộc đua là ngân hàng trung ương Nhật Bản khi Thống đốc Haruhiko Kuroda nhận định lạm phát cao do tác động từ xu hướng tăng giá hàng hóa toàn cầu và không bền vững. Đồng yên, tính từ đầu năm 2022, giảm 16% so với đồng USD, xuống thấp nhất 24 năm. 

Tại Mỹ, kế hoạch “bình thường hóa” chính sách sau một thời gian dài nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch bị phá hỏng bởi những lần tăng lãi suất cao nhất nhiều thập kỷ. 

Thừa nhận lạm phát “tạm thời” là quan điểm sai lầm, Fed ngay lập tức thay đổi quan điểm của mình. Cơ quan này tăng lãi suất sớm hơn dự kiến với mức tăng 0,25% trong tháng 3 và 0,5% hai tháng sau đó. Trong tháng 6, lần đầu tiên sau gần ba thập kỷ, ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất thêm 0,75%. 

Quan ngại lạm phát cố kết

Hiện tại, thị trường dự báo có tới 50% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 1% trong cuộc họp cuối tháng này. Trước đó, ngân hàng trung ương Canada gây bất ngờ lớn với mức tăng lãi suất tương tự. 

“Quyết định này phản ánh quan ngại “ lạm phát sẽ trở nên cố kết, ông Macklem chia sẻ trong cuộc họp báo. 

Các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất với hy vọng lạm phát sẽ không dai dẳng bám lấy nền kinh tế của họ. Các chỉ số đo lường kỳ vọng lạm phát dài hạn trên thị trường trái phiếu cho thấy nhà đầu tin tưởng mục tiêu này sẽ được hoàn thành. 

Lạm phát kỳ vọng bình quân trong 10 năm tới tại Mỹ là 2,35%, tại Đức là 2,08%, Canada là 1,98% và tại Anh là 3,68%. 

Tuy nhiên, cái giá mà họ phải trả trong ngắn hạn có thể là suy thoái, thậm chí là một cuộc suy thoái sớm hơn nhiều người dự báo. 

Nguồn: Người Đồng Hành

0

Doanh nghiệp

0

Sản phẩm

0

Năm Hoạt động

Đã xảy ra lỗi xác thực. Vui lòng nhập các trường và gửi lại.
Chúc mừng bạn ! Đã đăng ký thành công