Cảnh báo kinh tế các nước sụp đổ hàng loạt vì cấm dầu khí Nga

Trừng phạt bằng cách cấm dầu mỏ và khí đốt Nga có thể khiến kinh tế nhiều nước sụp đổ, theo cảnh báo của nhà kinh tế Đức.

2022-03-08 10:24:03 - Việt Nam

Cảnh báo kinh tế các nước sụp đổ hàng loạt vì cấm dầu khí Nga

Một đoạn đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga ở Lubmin, Đức năm 2021. Ảnh: Spuntik

Một đoạn đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga ở Lubmin, Đức năm 2021. Ảnh: Spuntik

Trừng phạt bằng cách cấm dầu mỏ và khí đốt Nga có thể khiến kinh tế nhiều nước sụp đổ, theo cảnh báo của nhà kinh tế Đức.

Viễn cảnh sụp đổ nền kinh tế

Các biện pháp trừng phạt Nga ồ ạt sẽ thúc đẩy lạm phát hai con số và làm sụp đổ nền kinh tế - nhà kinh tế nổi tiếng của Đức, ông Daniel Stelter cảnh báo.

Ông Stelter cho rằng, biện pháp trừng phạt tẩy chay dầu khí của Nga để đáp trả lại cuộc tấn công của nước này nhằm vào Ukraina sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Đức và nhiều quốc gia khác.

“Đóng băng tài sản của Nga là một bước đi thông minh. Tuy nhiên, không có nhiều thay đổi. Nga vẫn tự chủ và vẫn có doanh thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt” - người sáng lập podcast Beyond the Obvious nói với tạp chí Focus hôm 6.3.

“Điểm mấu chốt là bây giờ có hai lựa chọn về những gì sẽ xảy ra: Điều tồi tệ và điều rất tồi tệ” - nhà kinh tế Daniel Stelter nhận định. Ông Stelter là tác giả của một số cuốn sách bán chạy và được giải như Accelerating Out of the Great Recession (Tăng tốc thoát khỏi cuộc đại suy thoái), The Trillion Debt Bomb (Quả bom nợ nghìn tỉ) và Debt in the 21st Century (Nợ trong thế kỷ 21).

Kịch bản đầu tiên là suy thoái kèm lạm phát, giá cả tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ - Daniel Stelter lập luận và nói thêm rằng, các lệnh trừng phạt và chiến tranh tiếp diễn sẽ gây ra vấn đề lớn cho ngành công nghiệp thực phẩm. Nga và Ukraina chiếm khoảng 25% xuất khẩu lúa mì, Ukraina chiếm khoảng 90% xuất khẩu hướng dương. Ngô và lúa mạch cũng đến từ hai nước này với số lượng đáng kể.

Daniel Stelter chỉ ra giá bánh mì tăng vọt trong Mùa xuân Arab khi các cuộc biểu tình chống chính phủ và bạo loạn xảy ra ở Trung Đông vào đầu những năm 2010.

“Chúng ta phải cẩn thận để điều đó không xảy ra nữa. Bởi vì một điều rõ ràng: Một nông dân ở Ukraina không có thời gian để canh tác trên đồng nếu anh ta phải chiến đấu cùng lúc với Nga” - ông Stelter nói.

Giá khí đốt, than đá và thực phẩm sẽ tăng đáng kể. Điều đó khiến tôi lo lắng. Kịch bản xấu nhất sẽ là một cuộc tẩy chay toàn cầu đối với dầu khí của Nga" - ông Stelter tiết lộ.

Ông lập luận: “Chúng ta sẽ có tỷ lệ lạm phát hai con số và nền kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ hàng loạt".

Nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và các nước thành viên EU, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga, đánh vào các ngân hàng của nước này, cùng nhiều thứ khác. Phần lớn các quốc gia Châu Âu đã đóng cửa không phận đối với các hãng hàng không Nga, và Mátxcơva cũng đã đáp trả tương xứng. Nhiều công ty lớn cho biết sẽ tạm ngừng bán hàng và dịch vụ ở Nga.

Mỹ và đồng minh dự tính cấm nhập khẩu dầu khí của Nga. Ảnh: Getty

Mỹ và đồng minh dự tính cấm nhập khẩu dầu khí của Nga. Ảnh: Getty

Mỹ và đồng minh dự tính cấm nhập khẩu dầu của Nga

Mỹ và các nước đồng minh đang xem xét lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga - động thái khiến giá dầu leo lên mức cao chưa từng thấy.

AP đưa tin, Mỹ đang xem xét các đạo luật để cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng của Nga.

Trong một bức thư gửi tới các đảng viên Dân chủ được công bố vào tối 6.3, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết, dự luật đang được xem xét cũng sẽ bãi bỏ quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus, đồng thời bắt đầu tiến trình loại Nga khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bà Pelosi cho biết, Hạ viện Mỹ cũng sẽ trao quyền cho chính quyền Tổng thống Joe Biden để tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Nga.

Nhật Bản được cho là đang thảo luận với Mỹ và các nước Châu Âu khác về việc có thể cấm nhập khẩu dầu của Nga, Kyodo News đưa tin hôm 7.3.

Nga chiếm 3,63% nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản năm ngoái, theo báo cáo của Reuters.

Bộ trưởng Công nghiệp Koichi Hagiuda cho biết, trong khi các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ổn định của Nhật Bản, nhưng chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các dự án liên quan đến năng lượng.

Đường ống dẫn khí của Gazprom, Nga. Ảnh: Gazprom

Cơ sở sản xuất dầu khí của tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: Gazprom

Giá khí đốt Châu Âu đạt mức cao mới mọi thời đại

Theo RT, giá khí đốt ở Châu Âu đã tăng vọt vào ngày 7.3, lần đầu tiên trong lịch sử lên đến hơn 3.600 USD/1.000 mét khối.

Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE của London, hợp đồng kỳ hạn tháng 4 tại trung tâm TTF ở Hà Lan đã tăng vọt lên 3.639,1 USD/1.000 mét khối, hay gần 350 USD/megawatt-giờ tính theo hộ gia đình vào lúc 9h00 GMT ngày 7.3 (16h00 giờ Việt Nam).

Giá tiếp tục tăng khi các bên tham gia thị trường lo ngại về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina. Trong khi đó, tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ và nhà xuất khẩu khí đốt lớn của Nga Gazprom cho biết vẫn tiếp tục cung cấp thường xuyên khí đốt của Nga để vận chuyển đến Châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraina.

“Gazprom cung cấp khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraina theo phương thức thông thường, theo yêu cầu của người tiêu dùng Châu Âu (lên tới) 109,6 triệu mét khối cho ngày 7.3” - đại diện chính thức của Gazprom, Sergey Kupriyanov nói với các phóng viên.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga, do có thể xảy ra hư hỏng đường ống dẫn khí hoặc do các lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây.

NGỌC VÂN

Nguồn laodong.vn

0

Doanh nghiệp

0

Sản phẩm

0

Năm Hoạt động

Đã xảy ra lỗi xác thực. Vui lòng nhập các trường và gửi lại.
Chúc mừng bạn ! Đã đăng ký thành công